Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến thứ 2 ở phụ nữ sau ung thư vú và đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc, tử vong cao trên toàn thế giới. Do đó, tiêm HPV giúp nữ giới phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tiêm HPV là gì? Có tác dụng như thế nào? Theo dõi ngay nội dung dưới đây của sagepaperco.com để được giải đáp chi tiết những thắc mắc này nhé.
I. Tiêm HPV là gì?
Để biết được tiêm vắc xin HPV là gì, chúng ta cần phải hiểu được HPV là gì. Đây là loại virus gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới. Chúng có tên là Human Papilloma virus – loại virus này sẽ tấn công vào tế bào biểu mô da, niêm mạc. Sau đó gây ra những bất thường ở cổ tử cung. Bên cạnh đó, virus BPV còn liên quan đến những bệnh lý khác như ung thư tế bào gai ở hậu môn, mụn cóc…
Virus HPV có thể lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt quan hệ tình dục bằng miệng. Bên cạnh đó, loại virus này cũng lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn sinh.
Vậy nên tiêm HPV chính là tiêm vắc xin phòng ngừa sự lây nhiễm của virus HPV gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Đồng thời, tiêm HPV còn là biện pháp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, những bệnh lý do virus HPV gây ra.
Tiêm HPV là biện pháp tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung.
II. Những đối tượng nên tiêm HPV
Sau khi đã hiểu được tiêm HPV là gì, chắc chắn không ít chị em thắc mắc về độ tuổi nên tiêm vắc xin HPV. Theo khuyến cáo, những đối tượng sau đây nên tiêm HPV.
1. Nhóm từ 9 đến 26 tuổi
Để vắc xin HPV có thể phát huy hiệu quả tốt nhất, nên tiêm phòng ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26. Quá trình tiêm HPV nên được thực hiện, kiểm tra bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn để đảm bảo an toàn và phát huy công dụng tốt nhất.
Độ tuổi khuyến nghị tiêm tốt nhất là 11 đến 12 tuổi.
2. Nhóm từ 27 đến 45 tuổi
Theo thông tin từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, tiêm HPV vẫn có tác dụng với người trưởng thành từ 27 đến 45 tuổi. Tuy nhiên, theo ý kiến của ACPI (Trung tâm Kiểm soát và chủng ngừa) thì tiêm HPV ở đội này với những người đã quan hệ tình dục thì hiệu quả phòng ngừa không được cao như độ tuổi từ 9 đến 26.
3. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai
Như đã chia sẻ, virus HPV có thể lây truyền từ mẹ sang con, vì thế bạn cần phải cân nhắc việc tiêm HPV trước khi có ý định mang thai. Đặc biệt, tiêm vắc xin HPV trước độ tuổi quan hệ tình dục là tốt nhất để bảo vệ cơ thể trước sự lây nhiễm của virus HPV.
III. Những ai không nên tiêm HPV?
Trường hợp bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc xin HPV hoặc bất cứ thành phần nào có trong vắc xin thì cần thông báo cho bác sĩ.
Không nên tiêm HPV nếu:
- Đang bị sốt cấp tính, nhiễm trùng cấp độ vừa hoặc nhẹ. Lúc này bạn cần phải điều trị dứt điểm sau đó mới được tiêm HPV.
- Đang cho con bú.
- Đã nhiễm virus HPV.
- Nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin HPV hoặc với men.
- Bị rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
IV. Vắc xin HPV hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động của vắc xin HPV cũng tương tự các loại vắc xin khác đó là giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm. Khi tiêm HPV, vắc xin sẽ kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Khi cơ thể tiếp xúc với virus HPV, những kháng thể này sẽ ngăn chặn, tiêu diệt chúng tấn công sang tế bào khỏe mạnh.
Vắc xin HPV có chứa VLPs – đây là một dạng vi sinh vật có các thành phần của HPV nhưng không mang ADN của virus HPV. Do có cấu trúc gần giống với virus HPV nên khi tiêm vắc xin HPV vào, các VLPS sẽ kích thích quá trình tạo kháng thể.
Tiêm HPV chỉ có hiệu quả trong việc phòng chống lây nhiễm và ung thư do virus HPV gây ra nên không có tác dụng ngăn ngừa những bệnh lây truyền khác qua đường tình dục. Đồng thời, vắc xin HPV cũng không có tác dụng điều trị các bệnh lây nhiễm do những loại virus khác gây ra.
Tiêm vắc xin HPV sẽ bảo vệ bạn khỏi một số loại virus HPV lâu dài, hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tiêm vắc xin HPV thì bạn vẫn nên đi khám phụ khoa thường xuyên để kiểm tra cổ tử cung, bởi vắc xin không thể bảo vệ cơ thể khỏi tất cả các loại virus gây ra ung thư cổ tử cung.
V. Tiêm vắc xin HPV có an toàn không?
Các loại vắc xin HPV hiện nay đều đã được kiểm chứng về tính an toàn, hiệu quả. Kể từ khi sử dụng cho đến nay, vắc xin HPV không gây ra tác dụng nào nghiêm trọng. Tuy nhiên, tiêm HPV cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, phản ứng nhẹ như sưng tại chỗ tiêm, buồn nôn, đau đầu.
Đôi khi một số người bị ngất sau khi tiêm HPV. Vì thế, sau khi tiêm, bạn nên ngồi xuống để tránh ngã chấn thương khi bất tỉnh hoặc phòng tránh ngất.
Theo các chuyên gia y tế, cho dù vắc xin có tốt đến đâu thì cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Bởi bản chất của tiêm vắc xin là đưa chất lạ vào cơ thể nên sẽ có những phản ứng chống lại những chất lạ này. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác như như sốt nhẹ, đau đầu, sưng đỏ, ngứa, tiêu chảy…
Song những tác dụng phụ này hiếm khi xảy ra, nên các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn không cần phải quá lo lắng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ tiêm HPV là gì cũng như tác dụng khi têm. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của tiêm HPV và chủ động trong việc tiêm phòng, tầm soát ung thư cổ tử cung.